TÌM NGAY DỰ ÁN
___ Hoặc ___

Tín dụng bất động sản: Không cần quá lo!



Hôm qua (ngày 9/3), hội thảo Triển vọng đầu tư 2016 - Sự trở lại của BĐS được tổ chức tại Tp.HCM với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý. Tại hội thảo, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết tinh thần sửa đổi dự thảo Thông tư 36 mà dư luận quan tâm không có gì quá lo lắng.
 

Có mặt tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN, cho rằng nếu trong năm 2011 nền kinh tế có nhiều mảng tối-sáng đan xen, lạm phát lên đến 18,3%, GDP tăng trưởng chậm, chỉ ở mức 5%, lãi suất ngân hàng trên 20% thì đến năm 2015, tình hình lạm phát đã được kiểm soát dưới mức 1%; phát triển kinh tế khá cao với 6,7%; lãi suất đã đưa về mức thấp chỉ bằng khoảng 40% so với năm 2011; tỷ giá liên tục được giữ ổn định. Đây chính là những điểm sáng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và chứng tỏ kinh tế vĩ mô trong giai đoạn hiện nay đã có những tín hiệu tốt lên rất nhiều.

Ngoài ra, trong thời gian qua, các nhà đầu tư; tổ chức tín dụng thời gian cũng lành mạnh hơn, giảm nguy cơ đổ vỡ, các công cụ chính sách từ phía NHNN được áp dụng nhuần nhuyễn trong việc điều hành mục tiêu an toàn của hệ thống. Tuy vậy, bà Hồng cũng bày tỏ quan ngại việc tăng trưởng tín dụng quá 'nóng' sẽ để lại nhiều hệ lụy, nhưng việc thắt chặt tín dụng sẽ gây bất lợi và khó khăn cho doanh nghiệp. Việc NHNN triển khai nhiều giải pháp để siết mạnh chính sách tiền tệ qua phương án lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36 cũng là một tín hiệu phát đi nhằm cảnh báo các tổ chức tín dụng trong cho vay BĐS. Qua theo dõi, NHNN cũng nhận thấy cho vay trung, dài hạn từ các ngân hàng tuy có tăng nhanh nhưng huy động chủ yếu đến từ nguồn ngắn hạn. "Bài học trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2012 cho khối ngân hàng vẫn còn đó khi nợ xấu BĐS vẫn chưa thể xử lý hết. Vì thế, lúc này cần phải kiểm soát tốt và giữ an toàn cho hệ thống tiền tệ... Chúng tôi đang cẩn trọng xem xét để ban hành Thông tư 36 sửa đổi vào một thời điểm thích hợp" - bà Hồng phát biểu tại hội thảo.

Theo dự thảo lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 36, nguồn vốn cho vay trung, dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn sẽ giảm từ 60% xuống còn 40% khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Tuy nhiên, qua theo dõi thì tỷ lệ này hiện vẫn đang duy trì ở mức 31%. Việc sửa đổi hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS từ 150% lên 250% cũng đã từng thực hiện trước đó. 

 

siết tín dụng
Việc siết tín dụng của NHNN khiến nhiều doanh nghiệp BĐS lo lắng

 

Ngoài ra, Phó Thống đốc NHNN cũng cho biết thêm: "Tất cả các chính sách mà NHNN đưa ra ban đầu bao giờ cũng sẽ nhận được những phản hồi mạnh mẽ và áp lực từ nhiều hướng. Tuy nhiên, NHNN vẫn phải kiên định với các chính sách điều hành tiền tệ của mình, trong đó điều tiết để nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chảy vào thị trường đúng liều lượng, không để xảy ra mất kiểm soát như giai đoạn trước". Nhưng đồng thời, Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh việc lựa chọn cho ai vay, dự án nào là do các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư, nhưng NHNN cũng phải có trách nhiệm đưa ra những cảnh báo kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng.

Đại diện khối doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Bình, Phó TGĐ Công ty CP Hưng Lộc Phát, cho rằng trong tình hình hiện nay, những nội dung nêu trong dự thảo thực sự chưa tác động đến thị trường BĐS. Tuy nhiên một khi thị trường phát triển hơn nữa, nhu cầu vay nhiều hơn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành thì cho rằng các dự án BĐS tại Việt Nam thường có quy mô nhỏ, quyền sở hữu và pháp lý chưa rõ ràng, đây cũng chính là những nhược điểm. Tuy nhiên, may mắn là Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về hạ tầng nên kéo theo giá trị BĐS cũng tăng. Số liệu mới nhất cho biết, có thể sẽ có khoảng 36% nhà đầu tư nước ngoài quyết định chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam, cao hơn nhiều so với một số nước khác trong cùng khu vực. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thị trường BĐS trong bối cảnh chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam ngày càng thông thoáng hơn.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận xét, thời gian qua hàng loạt chính sách được ban hành theo hướng mạnh dạn hơn, ít rủi ro hơn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn cần tiếp tục ổn định vĩ mô, cải cách vi mô. “Chúng ta thường nói kinh tế chúng ta đầy tiềm năng, vậy tại sao lại không bung lên được?” - ông Cung đặt vấn đề. BĐS là một ngành rất quan trọng của nền kinh tế, vì thế phải tạo điều kiện cho BĐS phát triển.

Còn luật sư Trương Thị Hòa thì cho rằng niềm tin cho nhà đầu tư, người tiêu dùng cần sớm được xác lập cùng với niềm tin vào chính sách và thực hiện chính sách. Thực tế cho thấy, rất nhiều chính sách liên quan đến BĐS thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, nhưng vẫn chưa được sửa đổi khiến niềm tin nhà đầu tư giảm sút.

Ông Alex Crane, TGĐ Cushman& Wakefiled có những đánh giá cao về tiềm năng thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt là thời điểm bước vào năm 2016 với nhiều hứa hẹn sau một quá trình khó khăn kéo dài và mới phát triển trở lại. Tuy nhiên, theo ông Alex, để thị trường phát triển ổn định lâu dài, chính sách đưa ra cần nhất quán, rõ ràng và cần theo thông lệ quốc tế khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

(Theo Sài Gòn Đầu tư Tài chính) 
 
Nhắc tới các dự án đình đám tại quận 2 hiện nay thì không thể không kể đến...
Saigon Mystery Villas có quy mô 14,59 ha, tọa lạc tại phường Bình Trưng Tây, quận...
Căn hộ thông minh Lavita Charm – Thủ Đức là một trong những dự án đầu tiên có...
Kỳ Duyên đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng phải nói là hiếm nơi nào biển...
Xem tất cả
Mua nhà chung cư cũng cần nắm được phong thủy để có thể cải thiện sinh khí của...
Quận 7 đang hiện đang trở thành khu đô thị có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu...
Để giải quyết bài toán đất chật người đông, nhu cầu sống tại những căn hộ...
Xem tất cả